Những lưu ý khi quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính năm 2014 (Phần 2)
Ở phần 1 Kimi training đã giới thiệu tới các bạn những văn bản qui phạm pháp luật mới nhất mà người kế toán cần nắm vững để áp dụng đúng trong kê khai và quyết toán thuế GTGT áp dụng năm 2014.
Tại phần 2 này sẽ giúp các bạn rà soát – phát hiện hàng loạt sai sót mà người làm kế toán hay mắc phải dẫn đến bị sai và bị xử phạt nên cần phải hiểu rõ, sửa sai và xử lý trước khi lập BCTC và QT thuế cuối năm 2014 ở các tình huống sau:
- SAI SÓT KHẤU TRỪ THUẾ GTGT TRONG GIAO HÀNG.
1/ Sai sót khấu trừ do bên mua đã nhận hàng trước nhưng hóa đơn về chậm 2014?
a/ Hóa đơn GTGT về chậm ngày (nhưng vẫn trong tháng) có được khấu trừ VAT đầu vào không?
-Trả lời:
+ Bên bán sai do lập hóa đơn sai thời điểm, vi phạm điểm “a” Khoản “2” điều “16” Thông tư 39. Bên bán có thể bị phạt từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ. ( Thông tư 10).
+ Bên mua vi phạm khoản “1” điều “15” thông tư “219”.Do bên bán bị phạt nên bên mua không được khấu trừ thuế do hóa đơn không đúng quy định của pháp luật, lập sai thời điểm.
+ Nhưng: Nếu bên bán vẫn khai và nộp thuế thì bên mua vẫn được khấu trừ thuế, khi bị Thanh kiểm tra nếu đoàn kiểm tra khó khăn thì bên mua có thể làm công văn xin do bên bán vẫn khai thuế và nộp thuế đầy đủ.
b/ Hóa đơn GTGT về chậm ngày nhưng khác tháng (vẫn trong năm tài chính) có được khấu trừ VAT đầu vào không?
-Trả lời:
+ Bên bán sai do lập hóa đơn sai thời điểm, vi phạm điểm“a” Khoản “2” điều “16” Thông tư 39. Bên bán có thể bị phạt từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ. ( Thông tư 10).
+ Bên mua nguy cơ bị loạt chi phí thuế đã khấu trừ rất cao.
+ Nhưng: Nếu bên bán vẫn khai và nộp thuế thì bên mua cso nguy cơ bị loại VAT đầu vào rất cao nhưng vẫn được trừ vào chi phí.
c/ Hóa đơn GTGT về chậm ngày nhưng khác tháng (khác năm tài chính, năm tài chính sau) có được khấu trừ VAT đầu vào không?
-Trả lời:
+ Bên bán sai do lập hóa đơn sai thời điểm, vi phạm điểm“a” Khoản “2” điều “16” Thông tư 39. Bên bán có thể bị phạt bởi có hành vi khai man chốn thuế do xuất hóa đơn sai thời điểm, làm cho việc ghi nhận doanh thu và nghĩa vụ thuế sai. Như vậy là vi phạm kê khai và quyết toán thuế.
+ Bên mua bị xuất toán 100%.
+ Nhưng: có 1 số ngành nghề được xuất hóa đơn chậm vd: như ngành Điện, nước,…
2/ Sai sót khấu trừ do bên mua nhận hóa đơn sớm còn hàng lại về sau ở năm 2014?
a/ Đối với hóa đơn vật tư, hàng hóa, TSCĐ HH?
-Trả lời:
+ Bên bán sai do lập hóa đơn sai thời điểm, vi phạm điểm “a” Khoản “2” điều “16” và điều “23” Thông tư 39. Bên bán xuất hóa đơn trên là xuất khống ( có thể do sợ vi phạm hợp đồng đã ký về thời gian giao hàng nên xuất hóa đơn trước) như vậy có thể quy là hóa đơn bất hợp pháp.
+ Bên mua vi phạm khoản “15” điều “14” thông tư 219/2013/TT-BTC. Do bên bán bị phạt do xuất hóa đơn khống nên bên mua không được khấu trừ thuế và bị loại chi phí.
+ Trường hợp này cả 2 bên đều bị phạt, nhưng bên mua bị phạt nặng hơn.: Nếu 2 bên biết và hủy hóa đơn đó rồi xuất lại hóa đơn mới đúng thời điểm thì không sao.
b/ Đối với hóa đơn công trình XDCB?
– TH1. Ứng tiền trước:
– Trả lời:
+ Không có văn bản nào quy định ứng trước tiền là xuất hóa đơn do đó bên mua sẽ thiệt hại nhiều.
– TH2. Thu tiền theo tiến độ được quy định trong Hợp đồng xay lắp?
– Trả lời:
+ Bên bán được xuất hóa đơn theo quy định tại điểm “a” khoản “2” điều “16” thông tư 39
“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”
– + Bên mua được khai thuế và đưa vào chi phí.
c/ Đối với hóa đơn dịch vụ?
– Thu tiền trước khi dịch vụ hoàn thành?
– Trả lời:
+ Nếu trong hợp đồng nói nếu bên mua thanh toán trước 30%( bên bán đnag lên kế hoạch tư vấn) và bên bán xuất hóa đơn theo số tiền thực nhận : thì đúng luật. Như vậy nếu thanh toán trước thì được xuất háo đơn và bên bán được trích trước chi phí.
+ Nếu hợp đồng ghi là đặt cọc tiền thì xuất hóa đơn là không đúng luật, bên bán không được xuất háo đơn khi nhận tiền đặt cọc.
– Chưa thu tiền dịch vụ và dịch vụ chưa hoàn thành?
– Trả lời:
+ Nếu bên bán xuất hóa đơn là là xuất khống do dịch vụ chưa hoàn thành và bên mua chưa thanh toán nên không được xuất hóa đơn. Theo điểm “a” khoản “2” điều 16” Thông tư 39.
“Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”.
Lưu ý khi quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính năm 2014 (Phần 1)
Lưu ý khi quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính năm 2014 (Phần 3)
Lưu ý khi quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính năm 2014 (Phần 4)