HƯỚNG DẪN VIẾT HÓA ĐƠN GTGT KHI CÓ TRÊN 10 DANH MỤC HÀNG HÓA

 

Chào các bạn Kimi!

Đặt trường hợp khi doanh nghiệp bạn bán hàng một lần cho một doanh nghiệp khác với số lượng mặt hàng là hơn 10 loại. Thì bạn sẽ làm thế nào khi danh mục hàng hóa nhiều hơn số dòng trên hóa đơn GTGT sẽ không đủ để bạn có thể ghi hết.

Tại điều 19 thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cách lập hóa đơn khi danh mục dịch vụ, hàng hóa nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn. Người bán hàng hóa có thể lựa chọn một trong hai cách như sau:

Cách 1 viết hóa đơn: Người bán hàng lập nhiều số hóa đơn liên tiếp

Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên.

  • Hoá đơn đầu tiên: Hoá đơn có 10 dòng thì ghi đầy đủ thông tin hàng hoá từ số 1 đến số 9, còn dòng thứ 10 của hóa đơn đầu tiên này ghi cụm từ “tiếp số sau”
  • Hoá đơn thứ 2: dòng đầu tiên ghi cụm từ “tiếp số trước”, sau dòng này ghi tiếp các mặt hàng thứ 10, 11,… cho đến dòng cuối cùng tiếp tục ghi “ tiếp số sau”
  • Tương tự như vậy sang hoá đơn thứ 3

Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác.

Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế GTGT được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

Cách 2 viết hóa đơn: Sử dụng Bảng kê hàng hóa

Nội dung ghi trên hóa đơn:

– Ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”.

– Nội dung ở Mục tên hàng hóa, dịch vụ ghi – tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

VD: “Điền các loại và hệ thống phần mềm máy tính (Kèm theo bảng kê số … ngày … tháng… năm…)”

– Các mục khác ghi tương tự hóa đơn bán hàng bình thường.

– Ghi tổng số tiền của giá trị hợp đồng.

Nội dung Bảng kê hàng hóa cần phải đủ: Người bán tự thiết kế bảng kể để phù hợp đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa, mặt hàng bán ra của người bán nhưng phải có những nội dung chính như sau:

  • Tên người bán hàng hóa, dịch vụ; địa chỉ liên lạc; mã số thuế;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; số lượng; đơn giá; thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất thuế GTGT”, “tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa bao gồm thuế GTGT) trùng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm”
  • Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
  • Số bảng kê phải được lập phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Bên bán và bên mua quản lý, lưu giữ hoá đơn phục vụ cho việc quyết toán thuế sau này.

Cách 2 thường được sử dụng hơn vì tiết kiệm thời gian hơn, tránh trường hợp ghi sai hóa đơn.

Bang-ke-hoa-don


 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Để làm tốt hơn công việc hiện tại, mời các bạn tham khảo lớp KẾ TOÁN TỔNG HỢP và KẾ TOÁN THUẾ tại Kế Toán Kimi.

Kimi-2017

Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!

  • Nếu bạn chưa từng học kế toán hoặc đã quên nhiều, hãy bắt đầu từ lớp Nguyên lý kế toán;
  • Nếu bạn muốn học Kế toán quản trị, bạn nên học Thành Nghề Kế toán
  • Nếu bạn muốn xử lý lợi nhuận, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Thuế chuyên sâu.
  • Nếu bạn muốn thành đạt hơn trong nghề nghiệp, bạn nên học Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính.