Tình gian, lý ngay
Vẫn có câu “phép vua thua lệ làng” hay “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” đã thể hiện rõ phong cách sống của người Việt. Liệu đó có hay chăng chi phối đến sự phát triển của nền kinh tế Việt nam hiện nay, đặc biệt là trong vấn đề quản lý của nhà nước?
Tôi đang đề cập tới một vấn đề nổi cộm mà vẫn chưa có lối thoát trong vấn đề quản lý của cơ quan nhà nước về thuế hiện nay. Đó chính là tình trạng “chuyển giá” mà các công ty SPV áp dụng để không chế các DN Việt Nam. Và trong thời gian qua, đã không ít các DN liên doanh mà trong đó một bên thì lỗ liên tục còn một bên thì lại “lỗ” lớn.
Trong thời gian qua, hoạt loạt các các cáo buộc của các cơ quan chức năng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như tình trạng “trốn thuế”, “né thuế” của các một số công ty
Hãy xem Coca- Cola Việt Nam trong thời gian qua thế nào? Họ đã từng tuyên bố sẽ đầu tư tăng thêm 3 triệu USD vào thị trường Việt Nam nhưng đó có thực sự là niềm vui của chúng ta hay không. Kê khai lỗ liên tục lên các cơ quan chức năng nhưng vì đâu họ vẫn có khoản đầu tư mở rộng đó. Nghi vấn là không thể tránh khỏi nhưng làm thế nào để sáng tỏ vấn đề, những cố gắng nỗ lực của cơ quan thuế nhằm phơi bày sự thật dường như vẫn chẳng đi đến đâu vì họ chỉ tập trung vào các chi phí hương, nguyên vật liệu, chi phí quảng cáo biển hiệu bên ngoài trong tổng chi phí bán hàng hóa mà thôi.
Thêm một thương hiệu ngoại xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam một cách nhanh chóng đó là Adidas và một số thương hiệu khác và những biểu hiện của các đơn vị ngoại nhập này trên thị trường cũng cho thấy nhiều dấu hiệu “bất thường” trong kết quả báo cáo tài chính thường kì và vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng các cơ quan nhà nước vấn không thể đưa ra được những câu trả lời thuyết phục nhất.
Có hay chăng là một dấu hiệu cho thấy khả năng đè bẹp các doanh nghiệp trong nước bởi các chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vốn đã ưu tiên cho người nước ngoài, cộng thêm các yếu tó trên thì hẳn các DN Việt vẫn đang nhọc nhằn trên con đường tìm kiếm “đất sống” trên chính quê hương của mình.