SAI SÓT DO KHẤU TRỪ THUẾ GTGT (Phần 2/2)

Trước khi lập báo cáo thuế hàng tháng, chúng ta cần kiểm tra phát hiện sai sót khi kê khai để tránh trường hợp khai sai làm ảnh hưởng đến số thuế GTGT. Bài viết này giúp các bạn cẩn thận hơn và kiểm tra tốt hơn khi khai báo thuế và ghi chép sổ sách.

Việc khai thuế GTGT đầu vào và đầu ra sai mức thuế suất ảnh hưởng rất lớn đến số thuế chúng ta còn phải nộp hay còn được khấu trừ, để tránh bị phạt nếu việc kê khai sai làm tăng số thuế còn phải nộp dẫn đến bị phạt chậm nộp.

1/ Sai sót do khấu trừ thuế GTGT đầu vào của mặt hàng thuế suất thấp (5%) nhưng lại viết thành thuế suất cao (10%)

– Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.

– Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán.

– Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn.

(Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 5 Điều 12 Thông Tư 219/2013/TT-BTC)

2/ Sai sót do khấu trừ thuế GTGT đầu vào của mặt hàng không chịu thuế thành mặt hàng chịu thuế suất 5% hay 10%

– Mặt hàng không chịu thuế GTGT thì DN phải bán và lập hóa đơn không có thuế GTGT nên DN mua không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Mặc dù DN đã áp thuế suất và tính nộp thuế GTGT bị sai (HH không chịu thuế GTGT thành HH chịu thuế GTGT với TS 5% hay 10%) đều không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

-Nếu DN không biết mà lại khấu trừ khi phát hiện sai sót phải kê khai bổ sung để giảm số thuế GTGT đầu vào sai trên và xác định số thuế GTGT phải nộp đúng của kỳ kê khai.

(Cơ sở pháp lý: Điều 4 Thông Tư 219/2013/TT-BTC và các văn bản sửa đổi bổ sung Thông Tư 219/2013/TT-BTC)

3/ Sai sót do khấu trừ thuế GTGT đầu vào của nhóm mặt hàng có thuế suất khác nhau nhưng không biết rõ mức thuế suất (thuế suất lưỡng tính)

– Kế toán phải xác định rõ từng ngành nghề, lĩnh vực để từ đó xác định đúng thuế suất cho từng ngành nghề và lĩnh vực đó.

– Nếu HH, DV sử dụng cho hoạt động SXKD ở ngành nông nghiệp có thuế suất ở ngành công nghiệp thì lưu ý tránh áp thuế suất (TS) sai dẫn đến bị loại VAT đầu vào.

– Nếu trên 1 hóa đơn GTGT có nhiều mặt hàng với nhiều TS khác nhau mà chỉ có 1 dòng TS và tiền thuế GTGT, kế toán đã tính ra tổng tiền thuế GTGT để ghi vào dòng tiền thuế GTGT còn dòng TS ghi 5%, 10% là hóa đơn không được khấu trừ (lúc này Pháp Luật qui định phải tính thuế GTGT theo mặt hàng có TS cao nhất thì đây là hóa đơn đúng được khấu trừ VAT đầu vào)

Bên Bán : truy đầu ra

Bên Mua : không được khấu trừ

4/ Sai sót do khấu trừ thuế GTGT đầu vào của mặt hàng không biết rõ thuế suất là bao nhiêu % nhưng bên bán cứ viết hóa đơn với thuế suất 10%

Nếu mặt hàng đó có TS thấp mà người bán lại áp TS cao thì có thể bên mua không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Nếu được xác nhận thì ok

Nếu mặt hàng đó không chịu thuế GTGT mà người bán lại áp TS 10% do không biết thì bên mua không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Vậy bên mua phải chủ động kiểm tra lại TS khi nhận hóa đơn GTGT đầu vào trước khi khấu trừ ( đặc biệt là các hóa đơn GTGT có thuế GTGT đầu vào lớn để tránh bị loại do hóa đơn sai) như:

+ Nếu HH, DV bên bán cung cấp mà thuộc điều chỉnh của Điều 4 và Điều 5 Thông Tư 219/2013/TT-BTC thì khi xuất hóa đơn sẽ không có thuế GTGT.

+ Nếu HH, DV bên bán cung cấp mà thuộc điều chỉnh của Điều 9 Thông Tư 219/2013/TT-BTC thì khi xuất hóa đơn sẽ có thuế suất thuế GTGT là 0%.

+ Nếu HH, DV bên bán cung cấp mà thuộc điều chỉnh của Điều 10 Thông Tư 219/2013/TT-BTC thì khi xuất hóa đơn sẽ có thuế suất thuế GTGT là 5%.

+ Nếu HH, DV bên bán cung cấp mà thuộc điều chỉnh của Điều 11 Thông Tư 219/2013/TT-BTC (HH không thuộc Điều 4, 5, 9, 10 ) thì khi xuất hóa đơn sẽ có thuế suất thuế GTGT là 10%.

(Cơ sở pháp lý: Điều 4 Thông Tư 219/2013/TT-BTC và các văn bản sửa đổi bổ sung Thông Tư 219/2013/TT-BTC)

Xem thêm: SAI SÓT DO KHẤU TRỪ THUẾ GTGT (Phần 1/2)

Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!

  • Nếu bạn chưa từng học kế toán hoặc đã quên nhiều, hãy bắt đầu từ lớp Nguyên lý kế toán;
  • Nếu bạn muốn học Kế toán quản trị, bạn nên học Thành Nghề Kế toán
  • Nếu bạn muốn xử lý lợi nhuận, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Thuế chuyên sâu.
  • Nếu bạn muốn thành đạt hơn trong nghề nghiệp, bạn nên học Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính.