Nội dung mới tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế(phần 3)

4. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 về Luật Quản lý thuế: sửa đổi, bổ sung một số điều như sau:

– Sửa đổi Khoản 5 Điều 5 – Nguyên tắc tính thuế, khai thuế, nộp thuế như sau:

Tại khoản 5 điều 5 ở NĐ 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 văn bản đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh và không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng này hoặc văn bản thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại và nộp hồ sơ khai thuế theo quy định. Văn bản đề nghị và văn bản thông báo trên đều phải gửi cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp

Thì nay tại NĐ 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 thay đổi nơi gửi văn bản đề nghị tạm ngừng và văn bản thông báo hoạt động trở lại tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký. “Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại.” = > Với thay đổi tại điểm này sẽ giúp cho cơ quan thuế giảm tải được lưu lượng hồ sơ quản lý đối với trường hợp này.

 

– Bổ sung Khoản 3a Điều 7 – Áp dụng biện pháp ưu tiên trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

“3a. Đối với doanh nghiệp có quy mô đầu tư lớn, dự án trọng điểm quốc gia dự án đầu tư ưu tiên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước khi cấp phép đầu tư, giao Bộ Tài chính xem xét, công nhận doanh nghiệp ưu tiên khi chưa đáp ứng điều kiện về 2 năm hoạt động để đánh giá tuân thủ pháp luật và đánh giá độ tin cậy của cơ quan hải quan. Bộ Tài chính thực hiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên và áp dụng biện pháp ưu tiên theo quy định tại Khoản 2 Điều này khi doanh nghiệp thực hiện xây dựng cơ sở vật chất của dự án”.

 

– Sửa đổi Điểm b Khoản 1 – Điều 11 – Khai thuế giá trị gia tăng như sau

Doanh nghiệp khai thuế GTGT theo quý khi thỏa mãn điều kiện có tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. (Trước đây là 20 tỷ đồng trở xuống)

 

– Sửa đổi Khoản 1 Điều 12 – Khai thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Bỏ tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý, chỉ còn “khai quyết toán thuế năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm doanh nghiêp chia, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm các trường hợp chuyển đổi mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi), giải thể, chấm dứt hoạt động, trừ hợp khai theo từng lần phát sinh đối với thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về thuế TNDN”

 

– Sửa đổi Khoản 2 – Hồ sơ khai thuế TNDN, Điều 12 – Khai thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Bỏ quy định về nộp hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý tờ khai 01A/TNDN tạm tính theo quý. Các hồ sơ khác được quy định chi tiết gồm những hồ sơ sau:

“2. Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp:

a) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động;

b) Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng bất động sản;

c) Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.”

 

– Bổ sung Khoản 1a Điều 26 – địa điểm và hình thức nộp thuế như sau: tại NĐ 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 thì người nộp thuế sẽ tự xác định số tiền thuế TNDN tạm tính để nộp thuế dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh mà thời gian nộp tiền thuế chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

“1a. Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.

Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.”

Trường hợp tổng số bốn lần tạm nộp thấp hơn từ 20% trở lên so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán thì doanh nghiệp phải nộp lãi chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số tạm nộp với số quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.”

Sửa đổi Khoản 3 – thời gian gia hạn nộp thuế, Điều 31 – Gia hạn nộp thuế như sau

“3. Thời gian gia hạn nộp thuế:

a) Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 02 (hai) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại các Điểm a, c Khoản 1 Điều này.

Số thuế được gia hạn đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước còn nợ.

b) Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại các Điểm b, d Khoản 1 Điều này.”

XEM LẠI PHẦN 2

Download Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014

Khoá học kế toán thực hành và báo cáo thuế tại kimi, chi tiết liên hệ 0944.973.111(Ms.Hằng)

hoc-ke-toan-thuc-hanh