Chuyện “tái ông thất mã” trong nền kinh tế

Ông tôi vẫn hay kể cho tôi nghe câu chuyện “tái ông thất mã” để dạy tôi nên bình tĩnh trước sự đời, câu chuyện ấy tôi xin tóm tắt như sau:

Ông lão nọ bị mất một con ngựa, hàng xóm đến chia buồn, nhưng ông lại thản nhiên nói rằng:

– Biết đâu nó lại mang đến một điều tốt đẹp đén cho tôi. Quả nhiên, sau vài ngày, con ngựa của ông trở về và dẫn theo một con ngựa khác, hàng xóm lại đễn chúc mừng ông, ông lại trả lời rằng:

– Biết đâu con ngựa này lại mang họa đến cho tôi

Quả nhiên, vài hôm sau, con trai ông cưỡi ngựa bị ngã gãy chân. Hàng xóm lại đến chia buồn cùng ông, nhưng ông vẫn thản nhiên đáp rằng:

– Biết đâu lại là phúc của nó, xin bà con yên tâm

Năm nó, giặc Hồ xâm lấn, thanh niên trai tráng trong làng phải đi lính và hi sinh rất nhiều, con trai ông bị què nên được miễn

Qua câu chuyện này cho ta thấy “Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phước thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống”.

Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó

Đây là quan điểm trong triết học nhân sinh nhưng suy cho cùng thì đó cũng xuất phát từ thực tế và nó cũng vẫn đúng trong nền kinh tế ngày nay. Đã có không ít DN phải phá sản và cũng không ít DN tự biến mất theo đúng nghĩa đen của nó. Lý do ví đâu? Đó là vì sản xuất định đốn, nợ lãi quá nhiều, trước đó DN tập trung vay vốn, có khi còn vượt lên quá xa so với khoản vốn tự có để đầu tư dàn trải. Nay làm ăn thua lỗ, không thu hồi được vốn, vay lãi quá cao, DN phá sản, không có tiền để trả cho chủ nợ, DN buộc phải tuyên bố phá sản, nhưng do với chính sách thuế 2 sổ, mập mờ bất lợi cho họ, có khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên thay vì được bảo hộ bởi pháp luật, họ chấp nhận biến mất. Do đó, con số DN ngưng hoạt động trên thực tế con cao hơn gấp nhiều lần so với báo cáo thống kê của nhà nước. Tuy nhiên, những chủ nợ đâu dễ để cho con nợ dễ dàng phủi tay đến vậy, nhiều cuộc thanh trừng, đòi nợ dính lúi đến xã hội đen diễn ra mà người ta cảm giác như chỉ có trong phim mà thôi.

Luật phá sản được coi như một công cụ để sàng lọc những DN quá yếu kém. Nên đừng khi nào nghĩ “phá sản” là “ngày tận thê”. Phá sản chỉ là thòi điểm xấu của DN mà thôi, nhưng nếu vượt qua và khắc phục được nó, Dn sẽ bùng lên một cách mạnh mẽ bởi tuy DN không còn tồn .tại nhưng đội ngũ nhân lực trình đọ cao sẽ được rèn rũa qua những thử thách sẽ càng cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kinh nghiệm hơn góp phần vào việc phục hồi kinh tế một cách nhanh chóng. Sự thụt lùi của nền kinh tế sẽ là một cuộc cách mạng thay đổi của công nghệ khoa học, công nghệ mới sẽ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội. Và thực tế đã chứng minh trong hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giơi lần 1(1914-1918) và lần 2(1929-1933). Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế và nhu cầu thị trường đã làm bùng nổ hai cuộc chiến tàn khố nhất trong lịch sử loài người.