Hệ lụy từ chính sách kế toán hai sổ
Cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Viêt Nam. Theo thống kê sơ bộ trên báo lao động, hàng vạn doanh nghiệp phá sản hoặc ngưng hoạt động. Hàng chục nghìn lao động bị mất việc làm, những cuộc đình công nổ ra liên tiếp vì doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả hoặc do không tìm kiếm được hợp đồng. Đó chỉ là con số đã kiểm soát được, con trên thực tế, sức ảnh hưởng của nó còn nặng nề hơn nhiều. Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng ta không thể đổ lỗi cho các nguyên nhân khách quan của cuộc khủng hoảng.
Nhờ đó, chúng ta đã nhận ra những khiếm khuyết của việc quản lý của nền kinh tế mà còn nhận ra thực lực của các doanh nghiệp trong nước và các khả năng ứng phó với sự biến động của nền kinh tế.
Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán 2 sổ, những con số chân thực nhất chỉ được lưu hành trong nội bộ, còn bản báo cáo lên cơ quan nhà nước và dành cho các nhà đầu tư lại khác. Đó chính là nguyên nhân mà kiểm toán không thể đưa ra những định hướng chính xác cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhiều báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết được công bố, nhà đầu tư và cổ đông hồ hởi bởi bức tranh tài chính rất đẹp. Tuy nhiên, sự hồ hởi đó bị dội một gáo nước lạnh sau khi báo cáo được soát xét hoặc qua kiểm toán thì lãi nhiều thành lãi ít, thậm chí lãi khủng thành lỗ lớn.
Thực tế cho thấy, các sai lệch giữa số liệu báo cáo trước và sau kiểm toán (hay soát xét) có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân khách quan như sự chưa hoàn thiện của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; sự thiếu rõ ràng hoặc do trình độ nhận thức dẫn đến sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các chuẩn mực kế toán, các quy định pháp lý giữa doanh nghiệp và các công ty kiểm toán.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng doanh nghiệp điều chỉnh số liệu cho các mục đích ngắn hạn của ban điều hành dưới áp lực của các cổ đông. Đây là một hạn chế chung của mô hình công ty đại chúng, khi lợi ích của ban điều hành với tư cách một người làm thuê không hẳn thống nhất với các cổ đông. Các khoản mục có khả năng can thiệp dễ nhất là các ước tính kế toán như các khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá, khấu hao tài sản. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì các áp lực điều chỉnh báo cáo tài chính càng trở thành vấn đề lớn.
Mong rằng, sau cuộc khủng hoảng này, các doanh nghiệp sẽ nhận thức được tầm quạn trọng của kế toán trung thực cũng như vai trò của kiểm toán hơn bao giờ hết. Đó chính là cái “cốt” của sự phát triển bền vững.