THAY ĐỔI HỢP ĐỒNG BẰNG PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG SAU KHI ĐÃ KÝ KẾT

Đặt vấn đề: Công ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B. Hai bên đã soạn thảo và thống nhất ký kết hợp đồng đó. Nhưng sau khi hợp đồng đã ký kết, bên công ty B nhận thấy trong hợp đồng đã ký có 2 trường hợp sau

+ Hợp đồng đã ký có một số điều khoản không rõ ràng.

+ Hợp đồng đã ký nhưng có một sai xót nào đó cần chỉnh sửa lại.

Trong 2 trường hợp nêu trên thì công ty A sẽ làm như thế nào. Ký kết lại một hợp đồng mới hay làm phụ lục hợp đồng?

Đối với trường hợp này bên A nên làm phụ lục hợp đồng vì lý do như sau:

Tại Điều 403 Bộ luật 91/2015/QH13 Dân sự quy định về phụ lục hợp đồng có ghi rõ:

“Điều 403. Phụ lục hợp đồng

  1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
  2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

Vì thế, nếu như trong hợp đồng mua bán đã ký kết bởi công ty A và B có một số điều khoản không rõ ràng hoặc có một sai xót cần chỉnh sửa lại thì công ty A và B có thể thỏa thuận ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng để quy định lại hoặc giải thích chi tiết hơn một số điều trong hợp đồng, mà không cần thiết phải ký lại hợp đồng mới.

Để làm tốt hơn công việc hiện tại, mời các bạn tham khảo lớp KẾ TOÁN TỔNG HỢP và KẾ TOÁN THUẾ tại Kế Toán Kimi.

Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!

  • Nếu bạn chưa từng học kế toán hoặc đã quên nhiều, hãy bắt đầu từ lớp Nguyên lý kế toán;
  • Nếu bạn muốn học Kế toán quản trị, bạn nên học Thành Nghề Kế toán
  • Nếu bạn muốn xử lý lợi nhuận, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Thuế chuyên sâu.
  • Nếu bạn muốn thành đạt hơn trong nghề nghiệp, bạn nên học Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính.