THỦ TỤC CHỐT SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI

 Khi người lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động thì hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động cụ thể như sau:

Bước 1: Báo giảm lao động

– Hồ sơ:

+ Phiếu giao nhận hồ sơ 103

+ Mẫu D02-TS: 1 bản

+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)

+ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (01 bản chính)

+ Truy thu BHXH, BHYT, BHTN: Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ truy thu (Phụ lục 2 – Quyết định 959/QĐ-BHXH, 01 bản)

Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm

– Hồ sơ gồm:

+ Phiếu giao nhận hồ sơ 301

+ Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc Tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người)

+ Các tờ rời sổ (nếu có)

+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản)

+ Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có)

– Lưu ý:

– Đối với sổ BHXH (mẫu cũ) chỉ ghi và xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN đến tháng 12/2009, từ tháng 01/2010 không ghi sổ BHXH (mẫu cũ).

– Tờ rời sổ bao gồm: tờ rời chốt sổ và tờ rời hàng năm.

– Mẫu TK1-TS áp dụng đối với trưởng hợp đơn vị đã giải thể, phá sản đã có căn cứ pháp lý và tất toán thu BHXH. Hoặc áp dụng đối với trường hợp người lao động có nhiều số sổ BHXH đã được giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần bị thất lạc sổ hoặc bị thu hồi sổ BHXH

– Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp áp dụng đối với trường hợp người lao động bảo lưu thời gian đóng BHTN do có những tháng lẻ chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 01/01/2015 trở về sau.


Để làm tốt hơn công việc hiện tại, mời các bạn tham khảo lớp KẾ TOÁN TỔNG HỢP và KẾ TOÁN THUẾ tại Kế Toán Kimi.

Giai-thuong-Kimi-new

Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!

  • Nếu bạn chưa từng học kế toán hoặc đã quên nhiều, hãy bắt đầu từ lớp Nguyên lý kế toán;
  • Nếu bạn muốn học Kế toán quản trị, bạn nên học Thành Nghề Kế toán
  • Nếu bạn muốn xử lý lợi nhuận, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Thuế chuyên sâu.
  • Nếu bạn muốn thành đạt hơn trong nghề nghiệp, bạn nên học Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính.