Nghị Quyết 63 và Thông tư 119/2014/TT-BTC: Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai(phần 1)

Ngày 12/09/2014, Cục thuế TPHCM tổ chức đợt tập huấn cho tất cả các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Thông tư 119 và Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 25/08/2014 của Chính phủ về những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp tại Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 25/08/2014 và những cải cách thủ tục hành chính trong Thông tư 119/2014/TT-BTC. Vào đầu tháng 7/2014 chính phủ ban hành cái Nghị quyết 19 về việc giảm thời gian thủ tục, tiết kiệm các chi phí thời gian cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chánh về thuế để làm sao giúp các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về thuế bằng với mức trung bình của các nước trong khu vực.

Hiện tại theo thống kê của quỹ tiền tệ thế giới IMF thì thời gian làm thủ tục về thuế của các doanh nghiệp làm việc tại Việt Nam rất là lớn, Thuế và BH hơn 500 giờ, riêng thuế là hơn 371 giờ. Trong khi các nước trong khu vực thủ tục về hành chính thuế chỉ khoảng 171 giờ. Như vậy để phấn đấu giảm được 200 giờ đáp ứng được việc đơn giản hóa các thủ tục về thuế thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ thì Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị quyết 63 ngày 25/8/2014 ban hành 1 số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho DOANH NGHIỆP để đẩy mạnh sự phát triển cho các doanh nghiệp, cũng cùng ngày 25/8/2014 BTC cũng ban hành Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi các thông tư về thuế các Thông tư được sửa đổi bao gôm về thuế GTGT Thông tư 219/2014/TT-BTC , Thông tư về Thuế TNDN ở Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư về thuế TNCN Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư về hóa đơn thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 85 và thông tư 02 về nộp tiền thuế vào NSNN, sửa đổi các điều kiện về đăng ký thuế, sửa đổi các thủ tục hành chính về thuế tại thông tư 156/2013/TT-BTC.

Hôm nay, Kimi Training xin giới thiệu cho các bạn biết những giải pháp sẽ được sẽ được thông qua tại Nghị quyết 63 trong thời gian tới

Nghị quyết 63: gồm 29 giải pháp: chia làm 2 phần

  • Phần giải pháp của chính phủ, thủ tướng chính phủ gồm 14 giải pháp => giải pháp thuộc thẩm quyền của chính phủ và thủ tướng chính phủ thì các bộ ngành phải trình CP ban hành các NĐ để thông qua trong quý 3, hiện tại CP đã soạn thảo xong các Nghị thảo NĐ quy định chi tiết về 14 giải pháp của chính phủ
  • Phần giải pháp thuộc thẩm quyền của quốc hội gồm 15 giải pháp sẽ được Chính phủ trình cho quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10. Sau khi QH thông qua thì sẽ sửa đổi bổ sung 1 số điều của luật thuế. Tổng hợp các giải pháp theo sắc thuế để mọi người có thể dễ theo dõi

 

Thuế GTGT: 5 giải pháp quy định ở NQ 63

– Khó khăn 1: Sửa đổi lại về khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với DN mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu trở lên yêu cầu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu như ta xét trước đây về

Thông tư 219/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT (thay thế cho TT 06/2012/TT-BTC) trường hợp hàng hóa mua trả chậm, trả góp chưa có chứng từ thanh toán thì chúng ta phải điền vào cột ghi chú trong bảng kê 01-1/GTGT và 01-2/GTGT của bảng kê bán ra và bảng kê mua vào; Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng(dựa theo điểm c khoản 6 điều 15 Thông tư 219/2014/TT-BTC)

Thông tư 78/2014/TT-BTC: trường hợp DN mua hàng trả chậm hay trả góp khi có hóa đơn thì vẫn được hạch toán chi phí được trừ ngay trong kỳ tính thuế năm đó mà không phụ thuộc vào thời gian hợp đồng hay ngày 31/12 hàng năm. Chỉ khi thanh toán giá trị trên 20 triệu mà không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chình giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngay trong kỳ tính thuế mà mình thanh toán

  • Khó khăn: Cùng một nghiệp vụ kinh tế như nhau nhưng mà cách xử lý khác nhau, doanh nghiệp vừa phải theo dõi các khoản thuế GTGT được khấu trừ theo ngày 31/12 và chi phí được trừ của thuế TNDN đến thời hạn thanh toán .

=> Giải pháp thứ 1: Nghị quyết 63 giải quyết vấn đề này như sau: Cứ khi doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu trở lên có hóa đơn thì vẫn kê khai khấu trừ bình thường, đến khi thanh toán không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng lúc đó doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm số thuế đã kê khai trước đây (bỏ quy định tối đa là ngày 31/12) => Việc này giúp đồng nhất quy định khấu trừ của thuế GTGT và chi phí được trừ của Thuế TNDN

Thue-gttt

 

– Khó khăn 2: Sửa đổi quy trình giảm tần suất nộp thuế GTGT

Hiện tại DN phải lập 12 bộ hồ sơ thuế GTGT trong một năm, có 9 phụ lục tờ khai trong đó bảng kê 01-1/GTGT, 01-2/GTGT chi tiết bảng kê hóa đơn mua vào và hóa đơn bán ra làm tốn rất nhiều thời gian và công sức của các doanh nghiệp. Vì thế tại theo Bà Nga Phó Cục Trưởng cục thuế TPHCM thì 2 mẫu tờ khai 01-1/GTGT và 01-2/GTGT sẽ được trình Quốc hội bỏ hẳn 2 tờ khai này tại kỳ họp tháng 9 và tháng 10 năm 2015

Thực hiện theo luật quản lý thuế, các DN nhỏ và vừa có doanh thu 20 tỷ một năm trở xuống sẽ được lập hồ sở khai thuế GTGT theo quý => Do đó DN chỉ lập 4 bộ hồ sơ khai thuế GTGT 1 năm => Tuy vậy cũng còn rất nhiều DN sẽ phải kê khai thuế GTGT theo tháng

=> Giải pháp thứ 2: Nâng mức doanh thu từ 0 – 50 tỷ, nếu từ 50 tỷ trở xuống thì DN được lập hồ sơ khai thuế GTGT theo quý. Vì thế chỉ còn các doanh nghiệp lớn là khai theo tháng.

 

– Khó khăn 3: Khấu trừ thuế GTGT của DN có đầu ra không chịu thuế GTGT. Các DN hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa, thể dục, thể thao, Dạy nghề, Y tế, các DN hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy hải sản xa bờ đầu ra không chịu thuế; đầu vào hàng hóa tài sản cố định không được khấu trừ

=> Giải pháp 3: để tháo gỡ khó khăn cho DN và thúc đẩy, tạo điều kiện cho các DN đẩy mạnh các hoạt động này phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân trong lĩnh vực Văn hóa, Thể dục, thể thao, dạy nghề thì Nghị quyết 63 của Chính phủ quy định các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đầu ra không chịu thuế, nếu có mua sắm tài sản cố định thì thì đầu vào được khấu trừ và hoàn thuế.

Khó khăn 4, 5: Giải pháp liên quan tới khâu nhập khẩu, khâu nội địa.

Khi DN có dự án đầu tư, không phân biệt lớn nhỏ thì khi DN mua máy móc, thiết bị, Tài sản cố định ở nước ngoài về thì ta phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, khi nộp tiền ta có biên lai, chứng từ để khấu trừ ở trong nội địa, khi DN hoạt động đủ 12 tháng đồng thời có đầu vào lớn hơn đầu ra và lớn hơn 300 triệu thì doanh nghiệp được hoàn thuế theo tháng => Làm như vậy DN có thể ứng trước tiền ra để nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu vì nếu theo quy định thì sau 12 tháng hay đầu vào còn được khấu trừ trên 300 triệu mới được hoàn làm cho DN rất khó khăn về vốn có thể DN phải vay NH trả lãi

=> Giải pháp 4, 5: Theo Nghị quyết 63 các doanh nghiệp có dự án đầu tư giá trị đầu tư trên 100 tỷ đồng khi nhập khẩu máy móc thiết bị, tài sản cố định thì được gia hạn nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu tối đa là 60 ngày, sau khi hết hạn và DN nộp thuế xong nếu doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ để hoàn thuế, cơ quan thuế sẽ hoàn thuế theo phương thức hoàn trước kiểm tra sau thời hạn hoàn tối đa 5 ngày.

PHẦN 2: THUẾ TNDN VÀ THUẾ TNCN

hoc ke toan o dau

Tham khảo: khoá học kế toán của kimi , liên hệ số điện thoại 0944.973.111 để biết thêm chi tiết