CHI PHÍ MÔI GIỚI, HỢP TÁC KINH DOANH VỚI CÁ NHÂN KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH (PHẦN 2)
Kỳ Quyết toán 2016 đang đến gần, trong thời gian này Kimi nhận được rất nhiều thắc mắc cũng như hồ sơ hỗ trợ từ Học Viên Kimi và các Công ty đối tác của Kimi. Các bạn sẽ xử lý ra sao khi gặp 2 trường hợp:
Vậy hạch toán chi phí môi giới, hợp tác kinh doanh với Cá nhân không đăng ký kinh doanh. Cũng như những Thông tư hướng dẫn cho từng trường hợp ra sao?
Bài trước Kimi đã chia sẻ về Trường hợp 1. Hôm nay, các bạn cùng Kế toán Kimi tìm hiểu cho Trường hợp 2 qua bài viết sau:
TRƯỜNG HỢP 2: Các bạn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức chia doanh thu với một cá nhân không kinh doanh để cùng bán hàng cho khách hàng của Công ty mình.
Hợp đồng quy định cá nhân cùng đóng góp công sức và hưởng cố định % giá trị hợp đồng ký với khách hàng mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của hợp đồng, thì xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân và phải tiến hành nộp thuế theo những quy định sau:
- VỀ CÁ NHÂN:
Tại Điều 3 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính thì:
“1. Nguyên tắc áp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm: cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân.
……
2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
……
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.”
Và Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn:
“b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.”
Ngoài ra, tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn:
“b) Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.”
Vậy, khi Công ty bạn chia lại % doanh thu cho cá nhân, Công ty có trách nhiệm khai và nộp thuế thay thuế TNCN cho cá nhân hoặc cá nhân tự kê khai, nộp thuế TNCN đối với thu nhập nhận được từ hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- VỀ CÔNG TY:
Điểm n, Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính về thuế TNDN có hướng dẫn:
"n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.”
Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN thì quy định:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng..”
Vậy, căn cứ Chứng từ chi theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh và khoản chi này có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nên bạn được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Và Công ty có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
- HẠCH TOÁN:
Xác định số tiền phải trả cho cá nhân:
Nợ TK 627, 641, 642, (Tùy thuộc vào cá nhân đóng góp cho hoạt động nào của hợp đồng).
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế TNCN phải khấu trừ nếu có).
Có TK 111, 112, 331,… (Số tiền thực trả).
Để làm tốt hơn công việc hiện tại, mời các bạn tham khảo lớp KẾ TOÁN TỔNG HỢP và KẾ TOÁN THUẾ tại Kế Toán Kimi.
Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!
- Nếu bạn chưa từng học kế toán hoặc đã quên nhiều, hãy bắt đầu từ lớp Nguyên lý kế toán;
- Nếu bạn muốn học Kế toán quản trị, bạn nên học Thành Nghề Kế toán
- Nếu bạn muốn xử lý lợi nhuận, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Thuế chuyên sâu.
- Nếu bạn muốn thành đạt hơn trong nghề nghiệp, bạn nên học Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính.