CHI PHÍ MÔI GIỚI, HỢP TÁC KINH DOANH VỚI CÁ NHÂN KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH (Phần 1)
Kỳ Quyết toán 2016 đang đến gần, trong thời gian này Kimi nhận được rất nhiều thắc mắc cũng như hồ sơ hỗ trợ từ Học Viên Kimi và các Công ty đối tác của Kimi. Hôm nay, Kế toán Kimi sẽ chia sẻ với các bạn 02 trường hợp:
Vậy hạch toán chi phí môi giới, hợp tác kinh doanh với Cá nhân không đăng ký kinh doanh. Cũng như những Thông tư hướng dẫn cho từng trường hợp ra sao? Cùng Kế toán Kimi tìm hiểu cho Trường hợp 1 qua bài viết sau:
TRƯỜNG HỢP 1: Các bạn ký hợp đồng môi giới với một cá nhân không kinh doanh để làm trung gian giới thiệu khách hàng, bán sản phẩm cho Công ty mình.
Theo Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, thì:
"Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:….
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác."
Cũng tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC, theo Khoản 1, Điều 25:
"Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau: …..
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
Căn cứ quy định trên, nếu Công ty bạn ký hợp đồng môi giới với một cá nhân không kinh doanh để làm trung gian giới thiệu khách hàng, bán sản phẩm cho Công ty mình. Và cá nhân được hưởng tiền hoa hồng môi giới thì Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập, trước khi trả cho cá nhân nếu khoản trả từ 2.000.000 đồng/lần trở lên.
Xem thêm: MIỄN KHẤU TRỪ 10% THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN – MẪU 02/CK-TNCN
Chi phí môi giới này sẽ được phản ánh vào TK 641 – Chi phí bán hàng.
- Trả ngay chi phí cho cá nhân:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (tổng số phải thanh toán)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Thuế TNCN phải khấu trừ nếu có).
Có TK 111, 112 (số tiền thực trả).
- Trả khoản nợ chi phí cho cá nhân:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả).
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Thuế TNCN phải khấu trừ nếu có).
Có TK 111, 112 (số tiền thực trả).
- Nếu nộp Thuế TNCN vào NSNN thay cho cá nhân:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 112
Để làm tốt hơn công việc hiện tại, mời các bạn tham khảo lớp NGHỀ KẾ TOÁN TỔNG HỢP và KẾ TOÁN THUẾ tại Kế Toán Kimi.
Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!
- Nếu bạn chưa từng học kế toán hoặc đã quên nhiều, hãy bắt đầu từ lớp Nguyên lý kế toán;
- Nếu bạn muốn học Kế toán quản trị, bạn nên học Thành Nghề Kế toán
- Nếu bạn muốn xử lý lợi nhuận, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Thuế chuyên sâu.
- Nếu bạn muốn thành đạt hơn trong nghề nghiệp, bạn nên học Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính.