TRÁCH NHIỆM CHỐT SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Khoản 2 Và Khoản 3 Điều 47 Bộ Luật Lao Động Năm 2012 quy định:

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

  1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động..”

Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì:

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

  1. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 46 Quyết Định 595/QĐ-BHXH quy định:

“3.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”

Như vậy, người lao động không thể tự mình chốt sổ BHXH. Trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động. Trường hợp công ty không đủ khả năng chốt sổ BHXH (giải thể, phá sản, đang nợ tiền bảo hiểm), bạn cần liên hệ với công ty để biết chính xác phương hướng giải quyết của công ty. Nếu công ty không thể đóng hết tiền nợ, bạn có thể yêu cầu công ty chốt sổ đến thời điểm công ty đã đóng. Nếu công ty không chốt sổ BHXH, bạn có thể liên hệ với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện (nơi công ty đặt trụ sở) để được hỗ trợ.

Để làm tốt hơn công việc hiện tại, mời các bạn tham khảo lớp KẾ TOÁN TỔNG HỢP và KẾ TOÁN THUẾ tại Kế Toán Kimi.

Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!

  • Nếu bạn chưa từng học kế toán hoặc đã quên nhiều, hãy bắt đầu từ lớp Nguyên lý kế toán;
  • Nếu bạn muốn học Kế toán quản trị, bạn nên học Thành Nghề Kế toán
  • Nếu bạn muốn xử lý lợi nhuận, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Thuế chuyên sâu.

Nếu bạn muốn thành đạt hơn trong nghề nghiệp, bạn nên học Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính.