Giải đáp thắc mắc khi lập báo cáo tài chính

Cuối năm và sang đầu năm tiếp theo là khoảng thời gian rất bận rộn của các kế toán viên với các nghiệp vụ kế toán của công ty, họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kế toán. Bài viết sau đây của GĐ Kimi Training sẽ tổng hợp những thắc mắc của người làm kế toán khi lập báo cáo tài chính cuối năm và Kimi Training sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này.

Câu hỏi 1: Em là một kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm, đi làm ở một công ty, chưa quen với sổ sách nhiều. Bây giờ quyết toán cuối năm thì em phải bắt đầu từ đâu và cần những tài liệu, chứng từ gì?

Giải đáp: Bạn hãy làm theo từng bước cơ bản sau:

1. Tập hợp chứng từ phát sinh của 12 tháng, kiểm tra chứng từ tập hợp được với báo cáo thuế đã kê khai ( Số hóa đơn thiếu hay đủ, nội dung kê khai đúng hay sai, …)
2. Xem lại báo cáo tài chính năm 2011, lấy số dư của các TK năm 2011 sang làm số dư đầu kỳ năm 2012 ( Lưu ý về các TK có tiểu khoản như 131, 156, 331, 311, …)
3. Hạch toán chứng từ theo từng tháng theo quy định ( Bạn xem lại cty báo cáo theo quyết định 15 hay 48 mà hạch toán và làm from mẫu báo cáo cho phù hợp).
Doanh thu ( DT bán hàng, DT tài chính, thu nhập khác)
Chi phí ( Giá vốn ( Lưu ý cách tính giá xuất nhập kho), CPBH, CPQL, CP tài chính, CP khác )
Kết chuyển để lên bảng cân đối số phát sinh và kết quả kinh doanh hàng tháng.
4. Tập hợp 12 tháng rồi lên báo cáo tài chính.

Câu hỏi 2: Em là một kế toán chưa có kinh nghiệm. Công ty em thành lập 6/2012, là công ty thương mại, từ đó đến nay giám đốc em chưa làm sổ sách gì hết, chỉ làm báo cáo thuế hàng tháng. Giờ em phải làm lại sổ sách từ đầu. Sếp đưa cho em hóa đơn đầu ra, đầu vào của tháng 6, ngoài ra không có bất cứ chứng từ gì kèm theo như: phiếu thu, chi, giấy báo có, giấy báo nợ…

Em đã nhập hết hóa đơn ấy vào phần mềm kế toán công ty em sử dụng (phần mềm ACsoft). Bây giờ em phải làm gì và bút toán gì cho từng tháng nữa?

Trả lời: Bạn làm theo các công việc sau:

1. Lên ngân hàng, nơi công ty bạn mở tài khoản để xin sổ phụ, sao kê, giấy báo nợ, giấy báo có (nếu lần đầu lên thì nhớ mang theo giấy giới thiệu).

2. Kiếm tra lại xem công ty bạn có TSCĐ và công cụ dụng cụ gì cần phân bổ thì phân bổ.

3. Tính lương từng tháng.

4. Kiểm tra kho, công nợ xem đã khớp chưa?

5. Kiểm tra lại tính hợp lệ của các chứng từ.

Nhớ kiểm tra bút toán góp vốn, biên bản góp vốn và các chứng từ thu góp vốn, ĐKKD kèm theo.

6. Kiểm tra hóa đơn GTGT và báo cáo Thuế xem kê khai có chính xác không, số dư giữa các tháng trên tờ khai đã đúng chưa.

Trên đây là một vài thắc mắc của kế toán viên trong quá trình lập báo cáo tài chính của sinh viên kế toán mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Để được hướng dẫn chi tiết hơn cách giải quyết những vấn đề thắc mắc, hãy đến với Công ty Cổ phần Đào tạo Kế toán thực hành Kimi.

Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM

Tel: 08.6299 7058

Quản lý: Mr. Sơn – 0914.64.3333

Tư vấn viên: Ms. Hồng Hạnh: 0986.629.730 / Ms. Thùy Vy – 0944.973.111

Yahoo: kimitraining11 / kimitraining12 / kimitraining13

Website: http://ketoankimi.vn

Email: [email protected]