Cách tính số lao động thường xuyên trong doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp lớn, trước khi vào làm việc thường có những giao kết hợp đồng lao động và tính chất lao động thường xuyên hơn các doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, mỗi doanh nghiệp buộc phải xác định được nhu cầu lao động và khả năng cung lao động của thị trường trong thời gian tới có đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình hay không? và đặc biệt là do biến động của thị trường lao động cũng có anh hưởng khá lớn đến sự biến động của lao động trong công ty. Do đó, mỗi doanh nghiệp đều phải biết cách tính lao động thường xuyên để thống nhất về cách tính thuế, bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm trước cơ quan chức nang về những điều khoản theo quy định của nhà nước.

– Lao động sử dụng thường xuyên của doanh nghiệp được xác định là lao động đang làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp, bao gồm số lao động giao kết hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, kể cả số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ chuyên trách của các tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội.

– Số lao động sử dụng thường xuyên trong doanh nghiệp được tính là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm, bình quân tháng.

– Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân tháng được tính theo công thức sau:

li

=

ΣXj

n

Trong đó:

li: là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng i trong năm.

i: là tháng trong năm;

Xj: là số lao động đang làm việc của ngày thứ j trong tháng i, bao gồm số lao động giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; cán bộ quản lý và cán bộ của các tổ chức đoàn thể.

j: là ngày trong tháng;

Đối với ngày nghỉ mà doanh nghiệp không bố trí lao động làm việc thì lấy số lao động đang làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp liền kề trước ngày nghỉ đó, nếu ngày trước đó cũng là ngày nghỉ thì lấy ngày tiếp theo không phải là ngày nghỉ.

ΣXj: là tổng số lao động sử dụng thường xuyên các ngày của tháng i trong năm.

n: là số ngày theo lịch của tháng i (không kể doanh nghiệp có làm đủ hay không đủ số ngày trong tháng).

Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng thứ i trong năm = Tổng của số lao động sử dụng thường xuyên các ngày trong tháng i / Số ngày theo ngày dương lịch của tháng i.

Riêng đối với doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì số ngày trong tháng đầu được tính theo số ngày thực tế hoạt động trong tháng.

– Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được tính theo công thức sau:

Lk

=

Σli(i=1,t)

t

Trong đó:

Lk: là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm k;

k: là năm;

li: là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng thứ i trong năm k;

Σli(i=1,t): là tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân các tháng trong năm k;

t: là số tháng thực tế hoạt động của doanh nghiệp trong năm k.

Riêng đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì số tháng trong năm được tính theo số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của năm k = (tổng của số lao động sử dụng thường xuyên bình quân các tháng trong năm k)/Số tháng trong năm k

– Đối với những doanh nghiệp có số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm là số thập phân thì việc làm tròn số được áp dụng theo nguyên tắc số học, nếu phần thập phân trên 0,5 thì làm tròn thành 1, dưới 0,5 thì không tính. Ví dụ: 508,75 làm tròn lên 509; 507,91 thì làm tròn lên 508; 507,31 thì làm tròn là 507. Đối với số lao động sử dụng thường xuyên bình quân tháng có số thập phân thì được giữ nguyên sau dấu phẩy hai số và không làm tròn số.